Giới thiệu về Đậu đỏ
- Tên gọi khác: Xích tiểu đậu, Mễ xích, Mao sài xích…
- Tên khoa học: Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi.
- Họ khoa học: Đậu (Fabaceae).
- Hạt của cây là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Semen Phuseoli.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
- Nguồn gốc ở Nhật Bản.
- Dược liệu được tìm thấy ở rất nhiều nơi, nhất là ở miền Bắc Trung Quốc như các tỉnh Sơn Đông, Liêu Ninh… Ngoài ra, còn xuất hiện từ lâu ở Triều Tiên, Mông Cổ, và vùng Ðông Nam Á cho tới tận Hawai, Nam Hoa Kỳ…
- Ở nước ta, Đậu đỏ được trồng phổ biến ở hầu khắp các tỉnh thành, từ miền Bắc, Bắc trung bộ đến duyên hải miền Trung (Khánh Hòa…), miền Nam.
- Cây có sức sống khỏe, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ra hoa quả nhiều, sau đó thì tàn lụi. Vòng đời kéo dài từ 3,5 đến 4 tháng.
- Là loài mọc hoang, vì cành lá rườm rà, dày kín nên người ta thường trồng nơi nào nhiều cỏ tranh khó trừ sẽ làm cho cỏ tranh không mọc lên được. Chính vì vậy, ở Trung quốc người ta còn gọi là Mao sài mễ.
- Thời điểm thu hái Đậu đỏ thích hợp nhất vào mùa thu khi quả chín. Sau khi hái quả về sẽ tiến hành đập lấy hạt để phơi hay sấy khô và bảo quản dùng dần.
- Hạt Đậu nhỏ đỏ hẹp dài, có rốn hơi lồi cao. Không nên nhầm với hạt Cam thảo dây (Tương tư tử) có rốn màu đen hoặc hạt Phan xích đậu rộng, ngắn không có rốn lồi cao.
- Hoa tháng 6-7, quả tháng 7-8.
Công dụng của đậu đỏ hạt nhỏ:
- Kháng khuẩn: Dịch chiết nước 20% từ hạt ức chế Staphylococcus aureus, Shigella, Salmonella…
- Dịch chiết từ vỏ hạt có chứa các proanthocyanidin và chất xơ nên có thể chống oxy hóa, chống chứng tăng huyết áp. (Sato et al.,2009).
- Giảm huyết áp: Hàm lượng Kali cao giúp cơ thể kiểm soát và điều chỉnh mức huyết áp. Đồng thời ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, các bệnh gan: Hàm lượng chất xơ dồi dào tác động lên quá trình chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, triglycerid… Từ đó, làm giảm đáng kể nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh về gan.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: cải thiện độ nhạy insulin và giúp giảm lượng đường trong máu vào sau bữa ăn. Ngoài ra, hàm lượng protein có trong loại đậu này còn giúp ngăn chặn hoạt động của alpha-glucosidase trong ruột.
- Do chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa tốt, chống táo bón, hỗ trợ giảm cân.
- Do chứa nhiều chất chống oxy hóa (vitamin C, B, E) giúp tăng cường miễn dịch, ngăn chặn gốc tự do, bảo vệ da và cơ thể trước tác động môi trường bên ngoài.
- Bổ máu: Đậu đỏ chính là kho chứa folate, sắt, mangan…cần thiết cho phụ nữ cũng như quá trình tạo máu. Ngoài ra còn điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu.
- Chống loãng xương: Nước Đậu đỏ có chứa hoạt tính sinh học như catechin và saponin khôi phục sự tái hấp thu xương, chống loãng xương.
THOC.VN – ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO
Địa chỉ: Tầng 1, Triển lãm Nông nghiệp, Số 489 Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Hotline: 0961545629 – 02423462168.